Chào buổi sáng. Chào mừng đến với tập tiếp theo của Vietnam Innovators. Tôi là host của chương trình, Hảo Trần. Cảm ơn các bạn đã luôn đón xem chương trình vào mỗi tuần. Hôm nay, vị khách của chúng ta là một người bạn cũ của tôi. Chúng tôi đã quen biết
Chào buổi sáng. Chào mừng đến với tập tiếp theo của Vietnam Innovators. Tôi là host của chương trình, Hảo Trần. Cảm ơn các bạn đã luôn đón xem chương trình vào mỗi tuần. Hôm nay, vị khách của chúng ta là một người bạn cũ của tôi. Chúng tôi đã quen biết nhau từ hồi tôi mới đặt chân đến Việt Nam. Có lẽ cũng đã được 6 năm rồi. Anh ấy tên là Alan Cerutti. CEO cũng như là người đồng sáng lập của công ty Happiness Saigon. Anh ấy đã xây dựng nên một agency và tạo ra rất nhiều điều tuyệt vời tại Việt Nam. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ được nghe từ anh ấy về những kế hoạch hiện tại và tương lai của công ty cũng như quan điểm của họ về sự sáng tạo.
Hãy cùng bắt đầu với một chút ghi chú của tôi nhé. Trước buổi ghi hình ngày hôm nay, anh đã từng nói hạnh phúc bắt nguồn từ sự nổi loạn. Vì thế, tôi rất muốn biết ý của anh là gì. Dù tôi có thể mường tượng được nó, nhưng tôi vẫn muốn được nghe từ chính anh. Chúng tôi tin hạnh phúc là sự nổi loạn tột cùng chống lại những thứ tiêu cực và những điều không thể. Và khi anh nghĩ về nó Thực ra, tôi đã nghĩ về nó rất nhiều trên đường đến đây vào sáng nay. Anh thấy mọi người bất kể tầng lớp xã hội đều tấp nập đi làm. Cuộc đời họ được tạo nên bởi nhiều giai đoạn, và vô số khoảnh khắc khác nhau. Vui có, buồn có.
Thời tiết góp một phần trong đó. Lạm phát góp một phần trong đó. Vì vậy, chẳng thể phủ nhận rằng ai cũng sẽ có những giây phút buồn khổ, và chúng tôi tin rằng mục đích của mọi thương hiệu nên là lan tỏa sự hạnh phúc thông qua các hoạt động tiếp thị và truyền thông. Đó là điểm khởi đầu của chúng tôi. Đó là lí do tại sao chúng tôi được gọi là nổi loạn. Nổi loạn để chống lại nỗi buồn, và chúng tôi tin các nhãn hàng đều có thể giúp sức. Liệu có bất kì sự nổi loạn nào trong cách các anh làm việc không? Bởi đối với công việc tư vấn sáng tạo, thị trường đôi lúc có thể trở nên hàng hóa vì số lượng lớn các công ty hoạt động trong ngành.
Nhưng rốt cuộc yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Sự nổi loại của Happiness được thể hiện thế nào thông qua con người và giá trị của công ty? Cảm ơn anh vì câu hỏi tuyệt vời này. Chúng tôi quan niệm con người là tài sản quý giá nhất. Sau đó mới đến công việc. Công việc có tốt được là nhờ con người. Nó sẽ trở nên tốt hơn nếu những người thực hiện nó hạnh phúc. Khách hàng của chúng tôi cũng hiểu được điều đó. Họ biết họ chỉ xếp vị trí thứ ba. Nhờ đó mà chúng tôi có thể tập trung mang lại hạnh phúc cho nhân viên của mình, cũng như thử nghiệm được nhiều thứ. Một khi họ cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ trở nên dũng cảm hơn để thực hiện những điều mới mẻ, đi tiên phong với những chiến lược, chiến thuật tiếp thị và truyền thông với những ý tưởng sáng tạo hơn.
Sự nổi loạn ấy cũng bắt đầu từ đấy. Nó làm người ta muốn thử những điều mới mẻ. Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra nếu những con người đó làm việc với đam mê và cảm thấy thõa mãn bởi công việc của mình. Đó chính là sự nổi loạn. Cũng chia sẻ với các bạn là tôi đã từng được làm việc với Alan trong một vài dự án hợp tác với các thương hiệu lớn, một trong số đó là Mastercard mà chúng tôi không tiện chia sẻ bây giờ được. Nhưng chúng tôi đã từng làm việc với nhau. Những ai theo dõi Vietcetera thường xuyên chắc hẳn cũng biết rồi. Alan, bên cạnh bộ phim quảng cáo ấn tượng cho Mastercard, anh cũng đang nghiên cứu những cách xây dựng thương hiệu ít phổ biến hơn.
Tôi không biết liệu anh có thể tiết lộ thêm được không nhưng Ngoài ví dụ về Mastercard ra, anh có thể chia sẻ cụ thể về việc các anh đang cố vượt qua giới hạn như thế nào, không chỉ dừng lại ở hình thức MV vốn đã quen thuộc ở Việt Nam? Tôi đoán các anh cũng đã thử nghiệm một số rồi. Vậy một số cách thức khác mà anh nghĩ tới là gì? Phần đầu tiên trong sự nổi loạn của chúng tôi đó là hiện tại chúng tôi đã chán ngấy với các MV rồi vì nó đã trở thành xu hướng của thời đại và không ngừng được ra mắt vào mỗi tháng. Chúng tôi cũng để ý trong nhiều MV, người cuối cùng chiếm lĩnh spotlight lại là người ca sĩ, KOL trong khi nhãn hàng chi trả lại trở thành phông nền.
Vì vậy anh phải cân nhắc nó thật kĩ. Cứ như kiểu trả tiền để giúp người ca sĩ, KOL kia trở nên nổi tiếng nhỉ. Đó chính xác là những gì tôi đang nói đến. Vì vậy, chúng tôi luôn có chiến lược khi thực hiện các dự án. Đây là điều mà tất cả các công ty truyền thống làm. Anh bắt đầu với những giải pháp mang tính chiến lược, và sau đó nương theo để cho ra được những ý tưởng mới. Hai thứ này luôn đi song hành với nhau. Chúng tôi không làm chỉ để cho có. Chúng phải đi song hành với nhau. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để hoạt động ở Việt Nam thành công, anh sẽ cần một chiến lược vững chắc và một ý tưởng mới mẻ bởi vì hiện nay thị trường đang bị bão hòa.
Vào giai đoạn đầu, mọi thứ khá dễ dàng. Anh bắt đầu kinh doanh với một số vốn nhất định, chi trả các khoản và tận dụng truyền thông để có tiếng nói. Ngày nay, thị trường đang dần trưởng thành với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Vì vậy, nó sẽ đặt ra yêu cầu cho sự khác biệt và sự khác biệt lại thúc đẩy khả năng ghi nhớ. Và điều đó không có nghĩa là anh phải chi cùng một khoản tiền miễn là anh tối đa hóa doanh thu từ mọi khách hàng như khuếch đại, tiếp thị hay truyền miệng. Căn bản, anh đang có một cơ hội tuyệt vời và những gì anh cần là sự sáng tạo. Vì vậy, chúng tôi đã chuyển đổi mô hình kinh doanh vào 2020.
Okay. Chúng tôi đã chuyển đổi bản thân từ một agency kết nối sáng tạo sang một agency tư vấn sáng tạo. Bởi chúng tôi tin rằng sự sáng tạo có thể được sử dụng theo góc độ kinh doanh, tiếp thị và truyền thông. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn suy nghĩ ở cấp độ kinh doanh và sản phẩm làm thế nào để tạo ra một thứ gì đó mới mẻ, một sản phẩm thực. Chúng tôi đã làm điều đó khá thường xuyên, và tôi nghĩ đó là điều khiến chúng tôi trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Trở lại với việc làm thế nào để truyền tải thông điệp, chúng ta bắt đầu với chiến lược và chờ đợi thành quả ở phút cuối. Nó phụ thuộc vào chiến lược được sử dụng.
Gần đây tôi có xem một series phim tài liệu ngắn khá hay. Tôi sẽ chia sẻ với anh sau nhé. Có một Youtuber tên là Johnny Harris, rất nổi tiếng với những video hoạt họa. Vài tuần trước anh ấy đã đến Hàn Quốc và nhận ra rằng tất cả những bộ phim truyền hình dài tập ở đây đều đang quảng cáo ngầm cho công ty Subway. Vì vậy, anh ấy đã đi tìm hiểu nguyên do của việc này. Hóa ra là trong luật quảng cáo của Hàn Quốc, anh không được phép quảng cáo giữa các khung giờ nghỉ của phim truyền hình hay kể cả trên TV. Điều đó là bất hợp pháp. Vì vậy, các nhà làm quảng cáo chỉ có thể sử dụng những thứ như bảng quảng cáo, tạp chí
Và những người làm trên nền tảng kĩ thuật số lại chẳng thể làm gì. Vì vậy, họ tìm đến cách đưa sản phẩm vào trong phim ảnh nghe thường rất gượng gạo. Giả sử anh đang xem phim, và đột nhiên trên tay nhân vật là một ly cà phê đá của một thương hiệu nào đó được quay lại tỉ mỉ nhằm phục vụ quảng cáo. Lí do tôi nhắc đến ví dụ này về Subway là vì họ đúng nghĩa đã bao trọn lấy toàn bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Và họ đã thực sự thành công. Chắc chắn rồi. Bởi vì họ đã thành công hòa mình vào các bộ phim. Có lẽ tôi nên nói thêm về bối cảnh để anh Tôi không hề ngạc nhiên đâu. Tôi nhắc đến ví dụ đó bởi vì anh đã nói trong các MV, người nghệ sĩ là là yếu tố quan trọng để thu hút mọi người.
Nhưng đôi khi các thương hiệu trở nên quá mờ nhạt và bắt đầu nghĩ “Tại sao chúng ta lại làm vậy chứ?; Chúng ta đang chi hàng trăm nghìn đô mà chẳng thu được gì.” Các thương hiệu nên suy nghĩ thế nào về vị trí của họ bên cạnh những nhà sáng tạo nội dung và các kênh phân phối? Tôi biết đó là một câu hỏi khá cụ thể. Nó là một câu hỏi lớn đấy. Thực ra, đây cũng là một phần trong quá trình phát triển tiếp theo của chúng tôi. Nếu anh nhìn vào các thương hiệu, họ cũng có thể tự làm quảng cáo, sáng tạo nội dung, Họ có thể có kênh Youtube riêng của mình không chỉ có mỗi video quảng cáo mà còn có những video hướng dẫn chẳng hạn.
Quay trở lại với ví dụ về Hàn Quốc, đây chính là một ví dụ rất tốt về điều mà các thương hiệu nên làm. Anh thấy Subway rồi đấy, họ đã tự làm quảng cáo cho mình. Tuy nhiên, các thương hiệu ở Việt Nam lại làm điều ngược lại với những gì đang diễn ra ở Hàn Quốc. Các thương hiệu ở Hàn Quốc trả tiền để được xuất hiện trong phim ảnh. Đây là cách để họ xây dựng sự hiển thị của mình. Vì vậy, khi một thương hiệu Việt Nam muốn sản xuất một MV, họ chính là người sáng tạo nội dung. Và KOL hay ca sĩ mới chính là những người nên trả tiền để được xuất hiện trong những nội dung đấy. Tuy nhiên, hiện tại nó lại hoàn toàn ngược lại.
Các thương hiệu không trực tiếp sản xuất nội dung. Họ trả tiền cho KOL, ca sĩ hoặc bất kì ai đó nổi tiếng để xuất hiện trong sản phẩm. Họ tài trợ toàn bộ quá trình setup. Đúng là điều này mang lại lợi ích cho rất nhiều người. Nhưng có lúc thương hiệu chỉ đứng ở vị trí thứ hai. Tôi thực sự thích ví dụ của anh về nền công nghiệp quảng cáo tại Hàn Quốc, tôi không hề ngạc nhiên khi biết nó rất thành công dù cho nó mới được thực hiện gần đây. Còn nếu bối cảnh ở đây là một bộ phim kinh dị và anh lại sử dụng một sản phẩm chẳng ăn nhập gì. Mọi người cũng sẽ bàn tán về nó. Đó là cố tình nhỉ. Vâng. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho những thương hiệu dám thử nó bời vì cứ chờ vài phút mà xem, anh sẽ có cả đống meme và những thứ tương tự.
Tất nhiên, cách truyền thống khi đưa sản phẩm vào trong phim truyện là sản phẩm phải phù hợp với bối cảnh, được đưa vào một cách khéo léo phù hợp với phân cảnh tương tác giữa các nhân vật. Tôi thực sự thích suy nghĩ sáng tạo, dám thử những điều mới mẻ bởi tôi biết nó sẽ thành công. Okay. Cho những ai chưa biết về thương hiệu Subway thì họ là một thương hiệu sandwich của Mỹ, hoạt động trên khắp thế giới. Sandwich của họ cũng được, tuy không phải là ngon nhất. Nhưng họ thực sự rất phổ biến. Ai cũng biết về họ. Trước đấy, anh có nhắc đến về các video chế và meme nhỉ. Thực ra, Subway cũng đã có cho mình một bộ phim riêng theo lối tư duy đó, sử dụng mô típ phim truyền hình Hàn Quốc về tình cảm.
Một nữ diễn viên và một nam nhân viên làm việc ở Subway gặp nhau, và họ bắt đầu yêu nhau từ đấy. Bộ phim đã gặt hái được thành công. Họ đã tận dụng sự yêu thích của khán giả với thể loại này. Họ thực sự làm nó vì mục đích giải trí nhưng cũng đồng thời giúp cho thương hiệu mình trở nên nổi bật nhờ vào tư duy hài hước đó. Nó đã chứng minh được bước phát triển tiếp theo của các thương hiệu là thực hiện quảng cáo cho chính bản thân mình. Mỗi công ty cũng đồng thời là một công ty truyền thông. Vậy là chúng ta đã nói về những cách thức quảng cáo hiệu quả và kém hiệu quả, cũng như cách tiếp cận sự sáng tạo của các anh.
Hãy tiếp tục với những chiến dịch thành công của các anh tại Việt Nam nhé.. Chúng tôi cũng đã biết được những dự án đó thông qua tìm hiểu.. Nhưng có lẽ anh vẫn có thể kể ra một vài dự án thành công. và đã dành về được giải thưởng?. Như tôi đã nói trước đó, chúng tôi rất hứng khởi. khi có được cơ hội để tạo nên một thứ gì đó,. một sản phẩm có thể cầm nắm được.. Một trong những chiến dịch tôi nghĩ tới cũng khá gần đây, vào 2019.. Chúng tôi đã có buổi gặp mặt với thương hiệu Sunlight thuộc tập đoàn Unilever.. Họ là một thương hiệu nước rửa chén bát.. Họ đến tìm chúng tôi và nói:. “Chúng tôi hiện đang là thương hiệu số 1;. Chúng tôi không ngừng sáng tạo ra những loại nước rửa chén mới với những nguyên liệu và mùi hương khác nhau;. Về mặt cơ bản thì chúng tôi vẫn luôn tự mình marketing và quảng cáo sản phẩm;.
Nhưng chúng tôi nghĩ đã đến lúc làm điều gì đó mới mẻ để khẳng đinh ví trí số 1 của mình.” Vì thế, họ đã đến tìm gặp chúng tôi và nói “Các anh muốn tham gia vào dự án này cùng chúng tôi chứ?” Yêu cầu công việc khá là thoáng. Chúng tôi có rất nhiều lựa chọn cho hướng đi của dự án. Ít lâu sau đó, chúng tôi đã bắt gặp được bảng dữ liệu này. Trong đó nói 77% nam giới nghĩ rửa bát là công việc của phụ nữ. Chúng tôi sau đó đã dừng lại ở đó và sử dụng nó làm nội dung chiến lược của mình. Chúng tôi đã suy nghĩ mình nên tạo ra sản phẩm như thế nào để giúp nam giới ý thức được trách nhiệm giúp đỡ phụ nữ trong công việc nhà đặc biệt là việc rửa chén bát.
Vì vậy chúng tôi đã tạo ra một loại chai rất khó để mở cũng như để bóp để lấy nước rửa. Và thế là đàn ông sẽ phải ra tay, thể hiện cơ bắp của mình và bước vào gian bếp. Đặc biệt là khi người phụ nữ nhờ anh ấy: “Anh giúp em được không, em không mở được cái chai này” Điều đó sẽ giúp hai người trò chuyện với nhau nhiều hơn. Sản phẩm này thực sự đã thành công. Bên cạnh đó, toàn bộ tương tác trong bếp cũng được ghi lại. Mọi người đã chia sẻ những bức hình của mình để tham gia vào cuộc thi mà chúng tôi tạo nên với giải thưởng là một chuyến du lịch lãng mạn đến Singapore Tất cả những gì họ phải làm là chứng minh họ đang giúp đỡ nhau rửa bát theo một cách sáng tạo.
Dự án đã phá vỡ kỷ lục vì loại chai đó chỉ có thể mua được trên Shopee. Tiện đây thì họ cũng là đối tác của chúng tôi. Tôi nghĩ chúng tôi bán được 80,000 chai vào mỗi ngày. 80,000 chai? Chính xác. Bên cạnh đó, danh tiếng của chúng tôi cũng được tăng lên. Tôi nhớ KPI đã vượt quá 300%, vượt xa kỳ vọng của chúng tôi. Thật tuyệt vời. Đó là một dự án rất thú vị. Chúng tôi thường làm những dự án mới mẻ như vậy. Hay là UNICEF chẳng hạn. Nếu anh để ý các thị trấn, mặc cho số lượng lớn các thị trấn, lại không quá quá nhiều thùng rác công cộng mà thay vào đó là vô số xe scooter được trang bị giỏ đựng phía trước.
Nên chúng tôi nghĩ những giỏ đựng đó có thể thay thế số lượng thùng rác thiếu hụt. Vì vậy chúng tôi đã thiết kế một loại túi giấy rất đơn giản sẽ được để ở một số địa điểm nhất định để mọi người có thể lấy bỏ vào giỏ đựng của xe để thu nhặt rác ở khắp thị trấn và đem nó về khu vực tập trung rác thải. Vậy là các anh tận dụng luôn những gì sẵn có nhỉ. Làm nó lộn xộn lên một chút khiến cho mọi người suy nghĩ về nó hằng ngày. Về căn bản là đi ngược lại tư duy thông thường một chút. Chúng tôi còn có những thứ khác như Crispy Subtitles. Một công cụ tự động hiển thị phụ đề trên Youtube khi phát hiện âm thanh nhai snack khoai tây.
Ứng dụng đã được tải xuống ở 80 quốc gia trên thế giới, trị giá khoảng 9 triệu USD trên các phương tiện truyền thông. Nó cho thấy rằng khi anh đổi mới ở Việt Nam, phần còn lại của thế giới sẽ phải trầm trồ và bị nó cuốn hút. Đấy chẳng phải chủ đề của chương trình sao. Tôi luôn nghĩ rằng Việt Nam là nơi bắt đầu của rất nhiều sự đổi mới. Nhưng không phải ai cũng biết về điều đó. Hãy cùng nhìn lại quá khứ một chút nhé. Happiness được thành lập vào 2015 tại Bỉ theo tôi nhớ. Để nhìn lại thì Hay là lâu hơn nữa nhỉ? Vâng, lâu trước 2015. Happiness được thành lập tại Bỉ vào khoảng 2005 2006. Và sau đó vào 2009, 2010 tôi đã gia nhập vào công ty.
Công ty đã liên tục phát triển kể từ đó. Đến năm 2015, Happiness Vietnam được thành lập. Trước đó thì chúng tôi đã có một công ty truyền thông kỹ thuật số tại Việt Nam, nên chúng tôi đã dùng nó làm cơ sở để xây dựng nên công ty. Cùng năm đó thì chúng tôi có khách hàng đầu tiên. Tuy hoạt động công ty lúc đó còn nhỏ hẹp nhưng ai cũng đều giữ vững tinh thần bởi vì chúng tôi biết mình không thể thành công ở Việt Nam với chỉ một khách hàng được. Vì vậy, chúng tôi phải giữ vững tinh thần kinh doanh và cố gắng hết mình. Điều gì đã giữ anh ở lại Việt Nam? Bên cạnh lí do công việc, điều gì ở Việt Nam đã thu hút một công ty tư vấn sáng tạo như các anh? Những cơ hội.
Thị trường đang trở nên ngày càng thoáng hơn và đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Đang ngày càng có nhiều thương hiệu đến đây hơn. Bên cạnh việc sử dụng các ý tưởng có sẵn từ bên ngoài vào Việt Nam, rất nhiều thương hiệu đang lấy chính Việt Nam làm nguồn cảm hứng và điều này đã mang lại rất nhiều cơ hội những bộ óc sáng tạo, khát khao tạo ra sự khác biệt, muốn xây dựng nên một di sản. Việt Nam còn là một đất rất tuyệt vời và chúng tôi thực sự cảm thấy rất gắn kết với nơi đây. Con cái tôi được sinh ra ở đây. Vợ tôi cũng thích sống ở đây nữa. Cô ấy cũng đang làm việc với Happiness nữa. Tất cả những điều đó như là động lực tiếp sức cho tôi vậy.
Và trên hết, chúng tôi cảm thấy vui vẻ khi làm việc.. Nếu anh nhìn vào những gì đang diễn ra ở phương Tây,. có rất nhiều sự tiêu cực trong công việc.. Và điều tôi thích ở Việt Nam là. mọi người đều có tinh thần kinh doanh. và tư duy tiến về phía trước.. Nó thật tuyệt vời khi được trở thành một phần của điều đó.. Hãy nói về những cơ hội vĩ mô. đến từ phương Tây, EU hay những thị trường châu Á trưởng thành như. Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc.. Tôi đoán là vậy.. Trong số 100 thương hiệu toàn cầu. hiện đang hoạt động ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản,. có bao nhiêu trong số đó hiện đang ở Việt Nam?. Anh nghĩ thế nào?. Những thương hiệu đang tích cực hoạt động ở Việt Nam. liệu có nhiều không hay chỉ có một số?. Anh mong muốn sẽ có nhiều thương hiệu ngoại địa đến Việt Nam chứ?. Tôi nghĩ anh sẽ bất ngờ trước số lượng của các thương hiệu.
Đã và đang thâm nhập vào Việt Nam. Tuy tôi không thể đưa ra con số chính xác được nhưng tôi biết được rằng có nhiều thương hiệu không phù hợp ở nơi đây do sự khác biệt về thói quen, hành vi và tiêu dùng. Vấn đề ở đây là thích ứng nhỉ? Họ buộc phải thích nghi với thị trường mới này. Vì vậy, tôi điều quan trọng là phải xem xét thị trường và hiểu được người tiêu dùng trước khi thâm nhập vào thị trường. Với việc thị trường đang trở nên ngày càng tự do hơn và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, mọi người có nhiều thu nhập khả dụng hơn để chi tiêu cho những sản phẩm mới phục vụ cho bản thân và gia đình.
Vì thế, tôi nghĩ sẽ còn nhiều thương hiệu đến Việt Nam hơn nữa Điều này đã được chứng minh bởi các số liệu nhập khẩu. Chúng không ngừng tăng cao. Nhân tiện thì anh đã nghe về thuật ngữ HENRY bao giờ chưa? Tôi chưa nghe về nó bao giờ. Thế là anh không biết à. Thuật ngữ này dùng để chỉ những cá nhân tuy có thu nhập cao nhưng chưa được coi là giàu có. Và vừa nãy anh có nhắc đến sự tăng trưởng của giới trung lưu. Nếu anh thường xuyên nghe chương trình này, anh sẽ để ý tôi đã sử dụng thuật ngữ này trong một vài số podcast. Anh có thể nói rõ hơn về suy nghĩ của mình về tầng lớp này không? HENRY cũng chỉ là một ví dụ theo cách hiểu của tôi thôi.
Ví dụ như về nhóm tuổi, trình độ học vấn, nơi sinh sống của họ. Họ tập trung sinh sống ở các thành phố lớn hay rải đều cả đất nước. Anh có thể chia sẻ về nó chứ? Nhóm người này thường sinh sống ở các thành phố trọng điểm và có thu nhập khả dụng không ngừng tăng lên. Họ thường có hai nguồn thu nhập trong gia đình. Đặc biệt là những người có khả năng sẽ mua ô tô. Họ cũng thường là những người sẽ đi vay để mua một căn hộ hoặc có thể nhận hỗ trợ từ bạn bè và người thân. Tầng lớp trung lưu là như vậy đấy. Tôi nghĩ nhóm tuổi sẽ hơi lớn một chút, rơi vào khoảng 2545. bởi hiện nay họ có rất nhiều nguồn thu nhập.
Đó là tất cả suy nghĩ của tôi. Có rất nhiều cơ hội nhỉ. Tôi tin là vậy. Các thương hiệu sẽ tìm thấy vô vàn các cơ hội, đặc biêt là đối với các thương hiệu nước ngoài bởi có rất nhiều sự phát triển và tăng trưởng đang diễn ra ở đây. Anh biết đấy, Alan. Như tôi đã đề cập trong ngành này, đôi khi nó rất khó để xác định những ai đang dẫn đầu trong ngành. Dù có truyền thông hay những podcast như thế này đi chăng nữa. Đôi khi các agency tư vấn phải lùi lại khi nói đến sản phẩm và sự công nhận cuối cùng ở Việt Nam. Và theo ý kiến cá nhân của tôi về Việt Nam thì để thấy và công nhận sự sáng tạo cũng như xác định những ai đang dẫn đầu thị trường là không hề dễ dàng.
Anh nghĩ sao về vấn đề này? Bởi tôi biết ngoài kia có một số giải thưởng. Chưa biết là có đáng giá hay không. Điều gì đang thiếu ở hiện tại vậy? Hiện có một cuộc săn tìm giải thường này mà cá nhân tôi nghĩ là một điều tốt. Chúng tôi tin những giải thưởng đó chỉ là một phần của hành trình chứ không phải đích đến. Anh chỉ có thể nhận được giải thưởng nếu anh có thành tựu đáng kể hoặc tiên phong làm điều gì đó. Hiện tại đang có hai loại giải thưởng. Thứ nhất là Agency của năm và Agency sáng tạo của năm. Những giải thường này vinh danh những agency thành công trong kinh doanh và giữ chân khách hàng, có tầm nhìn, đổi mới, và tất nhiên là những sản phẩm sáng tạo.
Nhưng nó không chỉ là về công việc sáng tạo. Nó còn để chứng minh công ty đã thành công như thế nào trong năm qua. Nó giúp chúng tôi tin rằng mình vẫn còn giữ phong độ so với năm trước. Nó giống như Vì vậy, Happiness đã liên tục tham gia tranh giải trong suốt 5 năm qua và năm nào chúng tôi cũng nằm trong top 3 agency sáng tạo của năm. Điều này rất quan trọng với chúng tôi bởi nó chứng minh rằng chúng tôi đang đi đúng hướng và do đó chúng tôi có thể cố gắng trở nên tốt hơn. Sau đó đến loại giải thưởng thứ hai về sáng tạo. Nó giống như tham gia Champions League vậy. Chúng ta có Cannes Lions, Spikes Asia, D&AD,
Đây là những cuộc thi quan trọng nhất để kiểm tra chất lượng sản phẩm của Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện tại, không có quá nhiều sản phẩm tốt đến từ Đông Nam Á ở các giải thưởng này. Đông Nam Á vẫn đang phát triển. Ngày càng có nhiều công ty tham gia hơn vào các cuộc thi với nhiều đổi mới và sản phẩm sáng tạo hơn. Nhưng chúng ta lại không thấy quá nhiều giải thưởng lớn. Năm nay, chúng tôi đã khá may mắn ở Spike khi dành được giải vàng với sản phẩm Crispy Subtitles và được vinh danh là agency Việt Nam của năm. Lần đầu tiên tại Spikes châu Á, một agency của Việt Nam được vinh danh như vậy. Tuy nhiên, còn có các tầng sáng tạo khác nữa.
Các agency đều đang săn lùng các giải thưởng và ban tổ chức giải thưởng cũng biết điều đó. Họ biết đây là một cơ hội kinh doanh. Bởi vì mỗi lần nộp hồ sơ sẽ tốn khoảng $500 đến $600. Bằng một nửa phần lương của một nhân viên. Vì vậy, điều này chưa phù hợp với chúng tôi vào lúc này. Khi anh nhìn vào các giải thưởng ở Việt Nam dành cho sáng tạo, chúng ta có MMA nhưng lại không chuyên về mảng sáng tạo. Tuy nhiên, nó được ca tụng là sản phẩm sáng tạo nhất trên thị trường. Vì vậy, chúng tôi đang vận động mọi người nâng cao các tiêu chuẩn, cùng nhau tham dự các giải Champions League để phát triển nhân tài của mình, cũng như để chứng minh với các nhà tiếp thị và các thương hiệu đối tác chúng tôi luôn cố gắng cải thiện hiệu quả trong công việc kinh doanh sáng tạo của mình.
Điều này rất quan trọng đối với chúng tôi. Vậy là có rất nhiều đấu trường ở cấp độ quốc tế. Vậy còn các giải thưởng sáng tạo trong nước thì sao. Anh nghĩ nó nên như thế nào ở Việt Nam? Ban giám khảo có thể là những ai? Tuy không phải về mảng sáng tạo, chúng tôi có tổ chức giải thưởng dành cho ngành F&B nhằm vinh danh những khách sạn và quán bar của năm. Chúng tôi có một hội đồng giám khảo bên cạnh bỏ phiếu công khai. Nhưng luôn có các câu hỏi về việc “Việc đề cử diễn ra như thế nào vậy?” Được chọn sẵn hay qua bỏ phiếu. Anh suy nghĩ như thế nào về điều này? Mô hình mà anh đưa ra khá thú vị bởi anh có một đơn vị độc lập.
Ở đây, Vietcetera không có liên quan gì trực tiếp đến việc kinh doanh nhà hàng hay vinh danh những đơn vị trong ngành. Nó cũng là một khả năng. Tôi đã tham gia rất nhiều cuộc trò chuyện với các đồng nghiệp của mình. Họ cũng rất muốn làm điều đó. Nhưng vấn đề là anh cần sự hợp tác của tất cả ban lãnh đạo của các agency. Và đến bây giờ thì chúng tôi vẫn chưa thành công. Chưa kể Các anh đã từng thử rồi à? Vâng, chúng tôi đã từng thử làm rồi. Một mình Happiness hay là hợp tác cùng nhiều bên khác nữa? Một đội ngũ Anh nghĩ nguyên nhân thất bại là do đâu? Nó khá là thú vị bởi Phải chăng là do động lực? Gần như vậy, tôi nghĩ rằng tồn tại một rào cản ở một số agency mà tôi không tiện nêu tên.
Theo quan điểm của tôi, họ có thể đã nghĩ bản thân chưa đủ tầm. Những sản phẩm tuyệt vời cần rất nhiều nỗ lực. Anh thường nghe những câu chuyện các thương hiệu hợp tác với các agency và tại sao nó lại xảy ra. Thị trường vẫn còn khá trẻ về vấn đề này. Vì vậy, không phải lúc nào nó cũng được đánh giá một cách công tâm. Họ có lợi thế đã làm việc cùng nhau rồi. Ví dụ, trong khi có thể có một quảng cáo chiêu hàng, tôi sẽ giao công việc kinh doanh của mình cho nó. Đây là thứ tôi nghĩ sẽ phát triển một cách tích cực. Nhưng tôi nghĩ không phải ai cũng sẵn sàng với tư duy con người và công việc là thứ quan trọng nhất.
Nó chỉ có thể thành công với sự tham gia của tất cả mọi người để xây dựng nên một giải thưởng dành cho sáng tạo và quảng cáo. Đó là lí do tại sao anh nên tham dự các cuộc thi quốc tế để có thể so sánh chất lượng sản phẩm của mình. Hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể Thành danh thông qua những cuộc thi? Chính xác. Anh phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt trước và sau đó tiến tới những thứ to lớn hơn. Nếu không, tôi nghĩ giải MMA Nhân đây, tôi thực sự đánh giá cao và tôn trọng mọi thứ mà họ đang làm. Tôi nghĩ rằng họ đã tạo ra một tổ chức tuyệt vời với sự tham gia của nhiều ban lãnh đạo, thương hiệu và đội ngũ tiếp thị.
Nhưng điều quan trọng là chúng tôi cũng thừa nhận rằng đây không phải là tiêu chuẩn sáng tạo mà Việt Nam xứng đáng có được. Tôi hiểu rồi. Tôi nghĩ đó là một điều cần thiết. Nó sẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn trong ngành. Tuy ta có nhiều người tài giỏi, nhưng làm thế nào để tập hợp, tổ chức hay công nhận các nhân tài ấy vẫn còn là một bài toán khó. Nên hy vọng trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Chắc chắn nó sẽ xảy ra thôi. Tôi rất lạc quan về tương lai của chứng ta. Tôi tin Việt Nam sẽ thống lĩnh thị trường toàn cầu. Tôi nghĩ mọi người ở đây thật sự tuyệt vời và cảm thấy rất may mắn khi được làm việc với họ.
Thật tuyệt. Nó thật sự rất vui đấy. Trong buổi podcast ngày hôm nay, chúng ta đã nói khá nhiều về quảng cáo, sáng tạo, truyền thông cũng như các cơ hội ở Việt Nam. Alan, thay mặt cho công ty của mình, anh còn muốn chia sẻ điều gì về giá trị đội ngũ của mình và những gì các anh muốn đạt được không? Như vừa nãy tôi có nói tới đội ngũ nhân viên của mình và tầm quan trọng của họ, ở đây tôi muốn nói tiếp đến cách chúng tôi giải quyết nhu cầu làm việc linh hoạt giữa nhà ở văn phòng của họ. Làm thế nào để giải quyết một cách phù hợp nhất. Đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc đó. Nhưng chung quy lại chúng tôi có một quy tắc rất đơn giản.
100% tự do 200% trách nhiệm. Chúng tôi tin rằng ông chủ ở đây không phải là tôi mà là công việc. Vì vậy mà mọi người trở nên chủ động hơn trong công việc và có thể tự đưa ra quyết định. Miễn là họ có thể hoàn thành nhiệm vụ, làm việc ở đâu là tùy ý họ. Chúng tôi cũng có những quy đinh khác. Ví dụ như là mọi người sẽ cần có mặt ở công ty hai lần mỗi tháng trong hai ngày hạnh phúc mà chúng tôi quy định. Chỉ có hai lần mỗi tháng ư? Vâng, đó là điều bắt buộc. Khoảng 30% nhân viên của chúng tôi sẽ thường xuyên tới công ty làm việc. Vì vậy sẽ luôn có người ở trong văn phòng bao gồm cả tôi. Tất cả những thứ này đã đem lại sự nhiệt huyết và năng lượng cũng như giúp cả công ty trở nên hạnh phúc.
Vì vậy, điều này rất quan trọng đối với chúng tôi. Bên cạnh đó, công việc cũng không quá vất vả. Hiện tại, chúng tôi đang triển khai rất nhiều dự án tuyệt vời. Vì vậy, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang đi đúng hướng. Ngoài ra, khi nhìn vào kết quả cuối cùng, chúng tôi không có bất kỳ thứ gì để phàn nàn cả. Vì vậy, chúng tôi khá hài lòng về những gì chúng tôi đang làm bây giờ. Bước tiếp theo là làm thế nào để tái tạo năng lượng trong chính không gian văn phòng, tái tạo lại vai trò và biến nó trở thành một dạng trung tâm cộng đồng một nơi mà nhân viên của chúng tôi muốn đến, có thể thoải mái chia sẻ kinh nghiệm và làm việc cùng nhau.
Chúng tôi cũng đang xây dựng văn phòng mới ở Vietcetera và suy nghĩ rất nhiều để tìm được một bố cục nào đó mới mẻ kiểu như “Chúng ta có cần khu vực chung không?; Làm thế nào để khuyến khích nhân viên đến công ty làm việc?” Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc này. Ở Vietcetera, chúng tôi yêu cầu nhân viên của mình đến công ty làm việc. Tuy nhiên, tôi cũng rất thoải mái với làm việc ở nhà miễn là có lí do chính đáng. Tôi đã có dịp đến khu biệt thự của các anh ở quận 7. Các anh đã thay đổi không gian ở đó như thế nào? Chúng tôi vẫn đang ở giữa quá trình. Quá trình này sẽ mất một vài tháng và chúng tôi hy vọng nó sẽ hoàn thành trước cuối năm.
Để trả lời cho câu hỏi anh thì, hãy làm bất cứ thứ gì anh thấy phù hợp và cần thiết để đạt được mục tiêu. Năm nay, chúng tôi đã có một vài thay đổi. Thông thường thì CEO là người cao nhất của tổ chức đúng chứ? Năm nay, chúng tôi đã quyết định CEO sẽ là người có vị trí thấp nhất. Giúp mọi người ở Happiness cảm thấy dân chủ hơn. Đội ngũ lãnh đạo và tôi nghĩ đây là một điều nên làm. Tôi không còn là CEO nữa mà thay vào đó là giám đốc sản xuất. Vì vậy, nếu chúng tôi muốn tiếp tục có được những gì ở hiện tại, những dự án sáng tạo thành công hay sự hạnh phúc của nhân viên của mình, chúng tôi cần phải tiếp tục cố gắng trong mọi việc.
Vì vậy, thay vì đảm nhận vị trí cao nhất là CEO tôi chọn ở vị trí dưới cùng cố gắng nâng cao tinh thần cho mọi người, giúp họ đạt được tốt quả tốt nhất cũng như trở thành phiên bản tốt nhất. Chúng tôi cũng đang làm rất nhiều việc ở góc độ cá nhân. Chúng tôi đang nói về hình ảnh, ngoại hình của nhân viên. Đó là tầm quan trọng của việc tập luyện thể lực. Ví dụ, mọi nhân viên Happiness đều có thẻ thành viên ở một cơ sở gym gần công ty. Nó thực sự thành công trong việc đem đến hạnh phúc cho mọi người với niềm tin những người hạnh phúc sẽ tạo ra những thành quả tuyệt vời, và những thành quả tuyệt vời sẽ khiến con người hạnh phúc.
Những dòng chữ đó được viết khắp trên tường trong công ty của chúng tôi. Sự điều chỉnh lần này rất thú vị bởi mọi tổ chức luôn cần có một thứ gì đó mới mẻ. Anh phải tìm ra được một mô hình hoạt động hiệu quả trong một thế giới không ngừng thay đổi. Vì vậy, tôi không chắc chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó trong bao lâu nữa. Có lẽ sẽ có một lúc nào đó mà chúng tôi nói với nhân viên của mình: “Tuần này các bạn đã đến công ty hai lần rồi đấy.” Chúng tôi cũng đang tổ chức những cuộc khảo sát để đảm bảo mọi người vẫn cảm thấy hạnh phúc và có thể hiểu được cảm xúc của nhân viên mình tốt hơn. Vì vậy, sẽ luôn có những thay đổi và nó làm tôi cảm thấy rất thú vị.
Cá nhân tôi cảm thấy hãy để cho mọi người tự đưa ra quyết định miễn là họ có thể hoàn thành công việc. Tôi nghĩ nó cũng là một phần trách nhiệm của mình để giúp họ đạt được những điều tốt nhất có thể. Và những điều tốt nhất đó sẽ là những ý tưởng sáng tạo đem lại thành công cho công ty. Tôi nghĩ là Happiness đang ngày càng lớn mạnh và vì thế cần thêm nhân lực. Hiện tại thì đúng là vậy. Tuyệt vời. Đối với những ai quan tâm muốn làm việc trong ngành tư vấn sáng tạo truyền thông, không cần tìm ở đâu xa mà hãy đến với Alan ở Happiness. Alan, cảm ơn anh đã tham gia buổi podcast ngày hôm nay. Rất vui khi được biết quan điểm của anh và đội ngũ về sự sáng tạo, ngành công nghiệp quảng cáo cũng như cách thức làm việc với các thương hiệu.
https://youtu.be/a7MGmramLj0Chào buổi sáng. Chào mừng đến với tập tiếp theo của Vietnam Innovators. Tôi là host của chương trình, Hảo Trần. Cảm ơn các bạn đã luôn đón xem chương trình vào mỗi tuần. Hôm nay, vị khách của chúng ta là một người bạn cũ của tôi. Chúng tôi đã quen biết