Tập 4: Độ sâu trường ảnh — Nơi sáng tạo bắt đầu.

Nhiếp ảnh cơ bản Tập 4: Độ sâu trường ảnh DOF DOF và Khẩu Độ Bạn có để ý rằng hậu cảnh mờ ảo làm cho chủ thể thật nổi bật như ảnh chân dung này. hoặc bạn có để ý ảnh phong cảnh thường rõ ràng, sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh? Trong nhiếp ảnh, sự sắc

Nhiếp ảnh cơ bản Tập 4: Độ sâu trường ảnh DOF DOF và Khẩu Độ Bạn có để ý rằng hậu cảnh mờ ảo làm cho chủ thể thật nổi bật như ảnh chân dung này. hoặc bạn có để ý ảnh phong cảnh thường rõ ràng, sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh? Trong nhiếp ảnh, sự sắc nét của hậu cảnh được gọi là Độ Sâu Trường Ảnh viết tắt là DOF. Khi cả tấm ảnh đều sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh ta gọi là ảnh có DOF dầy. và khi ảnh chỉ có tiền cảnh rõ nét ta gọi là ảnh có DOF mỏng. Vậy điều khiển DOF như thế nào? Ta có trong tay một vài công cụ. Và công cụ đầu tiên cần quan tâm chính là Khẩu Độ. Khẩu Độ là lỗ tròn nhỏ chính giữa ống kính hình thành nhờ sự di chuyển các lá khẩu bên trong Khẩu độ có chức năng điều chỉnh lượng ánh sáng vào cảm biến bằng cách đóng mở lỗ khẩu Trên máy ảnh, số khẩu độ ở đây.

Khẩu Độ được biểu thị bằng các con số quái lạ bắt đầu bằng chữ f. Và điều gây khó hiểu hơn nữa là số f càng lớn thì Khẩu Độ càng nhỏ và số f càng nhỏ, Khẩu Độ càng lớn. Thôi, hãy xem ví dụ sau để dễ dàng nắm bắt cái điều quái lạ trên. Hãy tưởng tượng số f là số miếng bánh được cắt ra từ một cái bánh pizza lớn Cứ lấy ví dụ là f2 và f22 Với f2, ta cắt cái bánh làm 2 phần ta có 2 miếng pizza bự chảng Với f22, ta cắt cái bánh thành 22 phần ta có 22 miếng pizza nhỏ tí. Vậy là, f2 to hơn f22! Dễ hiểu hơn phải không! Khi dùng các số Khẩu Độ khác nhau bạn sẽ thấy hiệu quả khác nhau. Khẩu Độ lớn như f2, f2.8 hay f4 sẽ cho ra DOF mỏng với hậu cảnh mờ ảo.

Trong khi đó, Khẩu Độ nhỏ như f16 hoặc f22 lại cho ra DOF dầy với hậu cảnh sắc nét. Ta cũng có một số cách khác giúp điều chỉnh DOF Đó là thay đổi tiêu cự của ống kính và thay đổi khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng được chụp. cả hai đều ảnh hưởng lớn đến Độ Sâu Trường Ảnh DOF. Trước hết, hãy để ý Tiêu Cự ống kính Tiêu Cự thay đổi mỗi khi bạn zoom Càng zoom xa, Tiêu Cự càng dài Càng zoom góc rộng, Tiêu Cự càng ngắn Với một Khẩu Độ cố định nếu tăng hoặc giảm Tiêu Cự Độ Sâu Trường Ảnh DOF sẽ bị ảnh hưởng ngay. Lấy hai hình này làm ví dụ: Cả hai đều được chụp tại Khẩu Độ f5.6 Tấm đầu tiên được chụp tại Tiêu Cự 16mm nên có hậu cảnh sắc nét hơn.

Trong khi tấm thứ 2 được chụp tại Tiêu Cự 200mm nên có hậu cảnh mờ hơn. Và một cách khác nữa để thay đổi Độ Sâu Trường Ảnh DOF là thay đổi khoảng cách đến đối tượng được chụp Trong ví dụ này: ta dùng Tiêu Cự và Khẩu Độ như nhau với giá trị Tiêu Cự 70mm và Khẩu Độ f5.6 Để ý hậu cảnh nhé! khi ta càng di chuyển ra xa đối tượng hậu cảnh sẽ ngày càng mờ hơn. Khi nào nên sử dụng DOF mỏng? Ảnh có hậu cảnh mờ sẽ làm cho chủ thể nổi bật hơn rất nhiều. Kĩ thuật DOF mỏng rất phù hợp khi chụp ảnh cây cối, hoa lá, hoặc côn trùng Kĩ thuật này cũng đặc biệt hữu dụng khi bạn muốn hướng người xem đến đối tượng được chụp hoặc bạn muốn giảm sự chú đến hậu cảnh của tấm ảnh chỉ đơn giản là hậu cảnh đó quá ư lộn xộn.

Khi nào nên dùng DOF dầy? Hậu cảnh sắc nét tạo cho người xem cảm giác rất tốt về không gian ảnh giống như mắt người cảm nhận trong thực tế. Kĩ thuật dùng DOF dầy rất hữu ích khi chụp phong cảnh, ảnh du lịch và ảnh đời thường của con người và cảnh vật. Thực hành. Giờ thì bạn hãy cầm máy lên cùng thực hành nhé! để có cảm giác điều khiển DOF là như thế nào. chỉnh máy về chế độ ưu tiên Khẩu Độ Chụp một tấm chân dung và cố làm mờ hậu cảnh nhé. Ta cần chỉnh Khẩu Độ lớn nhất mà ống kính cho phép Kế đến, zoom hết cỡ Cuối cùng là lấy nét vào chủ thể. Đôi mắt rất quan trọng trong ảnh chân dung, vậy nên cố mà lấy nét vào đó.


https://youtu.be/_FwhzhRCpZ4Nhiếp ảnh cơ bản Tập 4: Độ sâu trường ảnh DOF DOF và Khẩu Độ Bạn có để ý rằng hậu cảnh mờ ảo làm cho chủ thể thật nổi bật như ảnh chân dung này. hoặc bạn có để ý ảnh phong cảnh thường rõ ràng, sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh? Trong nhiếp ảnh, sự sắc

Previous post Tony | Cuộc Thi Làm Hoa Tết Của Trẻ Trâu Nông Thôn
Next post Điểm sáng nhất của một cái bóng? | bietthemmotchut